Công ty Hoàn Nguyên hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm với thủ tục đầy đủ, trình tự các bước rõ ràng giúp quý khách tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Hiện nay, việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Định nghĩa về an toàn vệ sinh thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt.

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm) là một loại Giấy phép cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm.

Hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Những thủ tục để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
    Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
    Phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.
  2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
    Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
    Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
    Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
    Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
    Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
    Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
    Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
    Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
    Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
    Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

>>> Tham khảo bài viết: xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Những đơn vị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  1. Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng.
    – Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
    – Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.
  2. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá.
    – Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
    – Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể.
  3. Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:
    – Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.
    – Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.
    – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…
  4. Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:
    – Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh kẹo.
    – An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.
    – Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý những cơ sở sau không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Dù vậy, các cơ sở cũng nên thực hiện nghiêm chỉnh việc phù hợp vệ sinh cho sản phẩm của mình.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Liên hệ hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Đến với dịch vụ “Làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, nắm chắc các quy định của pháp luật, là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng những dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.

Cám ơn quý khách đã xem bài viết hướng dẫn các xin giấy phép Vệ Sinh ATTP. Quý khách hãy liên hệ công ty Hoàn Nguyên chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN HOÀN NGUYÊN
Địa chỉ: số 24 đường TL40, khu phố 1, P. Thạnh Lộc, Q. 12, Tp HCM
Văn phòng: số 143 Phạm Huy Thông, P. 6, Quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline: 0902403079 – 0908403079
Email: tuvangiayphephoannguyen@gmail.com
Hệ thống website của công ty Hoàn Nguyên:
– www.tuvangiayphephoannguyen.com
– www.giaychungnhanluuhanhtudo.com
– www.tuvangiayphepkinhdoanhruou.com
– www.giayphepvesinhantoanthucpham.com
– www.tuvancongbotieuchuanchatluong.com
Mã số thuế: 0315931348
Fanpage: www.facebook.com/tuvangiayphepHoanNguyen

Hướng dẫn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩmXin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu | Làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bài viết liên quan